CÁC BƯỚC BẢO TRÌ HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP
 -  670 Lượt xem
Bảo trì hệ thống lạnh công nghiệp cực kỳ quan trọng mục đích nhằm để đảm bảo hiệu suất làm việc cao nhất hệ thống lạnh công nghiệp hoạt động bền, tốt nhất đặc biệt đối với những nhà máy có công suất lớn thì việc bảo trì rất cần thiết.
Các bước bảo trì hệ thống lạnh công nghiệp thông thường:
Bước 1: Bảo dưỡng máy nén:
- Bảo dưỡng máy nén rất quan trọng mục đích để đảm bảo cho hệ thóng hoạt động được lâu dài.
- Hệ thống lạnh công nghiệp dễ xảy ra sự cố ở trong 3 thời kỳ: Thời kỳ ban đầu khi mới chạy thử và thời kỳ đã xảy ra các hao mòn các chi tiết máy.
- Cứ sau 6.000 giờ thì phải đại tu máy một lần. Dù máy ít chạy thì 01 năm cũng phải đại tu 01 lần.
- Các máy dừng lâu ngày , trước khi chạy lại phải tiến hành kiểm tra: Kiểm tra độ kín, tình trạng các van xả van hút máy nén, kiểm tra bên trong của máy nén tình trạng dầu, các chi tiết máy có bị hoen rỉ, lau chùi các chi tiết. Trong các kỳ đại tu cần phải tháo các chi tiết, lau chùi và thay dầu mỡ.
- Kiểm tra dầu bên trong cacte qua cửa quan sát dầu. Nếu thấy có bột kim loại màu vàng, cặn bẩn thì phải kiểm tra nguyên nhân.
- Kiểm mức độ mài mòn của các thiết bị như trục khuỷu, các đệm kín, vòng bạc, thanh truyền, pittông, vòng găng,… so với kích thước tiêu chuẩn.
- Mỗi chi tiết yêu cầu độ mòn tối đa khác nhau. Khi độ mòn vượt mức cho phép thì phải thay thế cái mới. sau khi kiểm tra xong cần phải lau chùi vệ sinh bộ lọc hút máy nén.
Bước 2: Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ:
Nếu như thiết bị ngưng tụ làm việc không tốt sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc của hệ thống, độ an toàn, độ bền của các thiết bị. Vì vậy cần bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ, bảo dưỡng thiết bj ngưng tụ bao gồm những công việc sau:
- Xả các khí không ngưng ở thiết bị ngưng tụ.
- Bảo trì bảo dưỡng cân chỉnh bơm quạt giải nhiệt.
- Vệ sinh các bề mặt trao đổi nhiệt.
- Xả dầu tích tụ bẩn ở bên trong thiết bị.
- Vệ sinh bể nước, xả sạch cặn.
- Tu sửa sơn lại bên ngoài.
- Kiểm tra thay thế các tấm chắn nước cũng như vòi phun nước.
- Sửa, thay thế những thiết bị điện cần thiết để đảm bảo an toàn.
Bước 3: Bảo dưỡng bình ngưng: Vệ sinh bình ngưng có thể làm bằng 2 cách: vệ sinh bằng thủ công hoặc co thể vệ sinh bằng hóa chất.
- Khi cáu cặn bám vào bên trong thành lớp dày, bám chặt thì nên sử dụng hoá chất phá cáu cặn. Rửa bằng dung dịch NaCO3ấm, sau đó thổi khô bằng khí nén.
- Trong trường hợp cáu cặn dễ vệ sinh thì có thể tiến hành bằng phương pháp vệ sinh cơ học. Khi tiến hành vệ sinh, phải tháo các nắp bình, dùng que thép có quấn vải để lau chùi bên trong đường ống. Cần chú ý trong quá trình vệ sinh không được làm xây xước bên trong đường ống, các vết xước có thể làm cho đường ống hoen rỉ hoặc tích tụ bẫn dễ hơn. Đặc biệt khi sử dụng ống đồng thì phải càng cẩn thận.
- Xả khí không ngưng trong bình ngưng: Khi áp suất trong bình khác với áp suất ngưng tụ của môi chất ở cùng nhiệt độ thì chứng tỏ trong bình có lọt khí không ngưng. Để xả khi không ngưng ta cho nước tuần hoàn nhiều lần qua bình ngưng để ngưng tụ hết gas còn trong bình ngưng. Sau đó cô lập bình ngưng bằng cách đóng van hơi vào và lỏng ra khỏi bình ngưng. Nếu hệ thống có bình xả khí không ngưng thì nối thông bình ngưng với bình xả khí không ngưng, sau đó tiến hành làm mát và xả khí không ngưng. Nếu không có thiết bị xả khí không ngưng thì có thể xả trực tiếp.
- Bảo dưỡng bơm giải nhiệt và quạt giải nhiệt của tháp giải nhiệt.
Bước 4: Bảo dưỡng dàn ngưng tụ bay hơi:
- Khi dàn ống trao đổi nhiệt của dàn ngưng bị bám bẩn có thể dùng hoá chất hoặc lau chùi bằng giẻ như trường hợp bình ngưng. Công việc này cần tiến hành thường xuyên.
- Bề mặt các ống trao đổi nhiệt thường xuyên tiếp xúc với nước và không khí nên tốc độ ăn mòn khá nhanh. Vì vậy thường các ống được nhúng kẽm nóng, khi vệ sinh cần cẩn thận, không được gây trầy xước, gây ăn mòn cục bộ.
- Phải thường xuyên xả cặn bẫn trong bể, công việc này được tiến hành tuỳ thuộc chất lượng nguồn nước.
- Vệ sinh và thay thế vòi phun
- Định kỳ cân chỉnh cánh quạt dàn ngưng đảm bảo cân bằng động tốt nhất.
- Bảo dưỡng các bơm, môtơ quạt, thay dầu mỡ.
- Kiểm tra thay thế tấm chắn nước, nếu không quạt bị ẩm chóng hỏng.
Bước 5: Dàn ngưng kiểu tưới:
- Dàn ngưng kiểu tưới thường thường bị bám bẫn rất nhanh. Việc vệ sinh dàn trao đổi nhiệt tương đối dễ dàng. Trong trường hợp này cách tốt nhất là sử dụng các bàn chải mềm để lau chùi cặn bẫn.
- Nguồn nước sử dụng, có chất lượng không cao nên thường xuyên xả cặn bể chứa nước.
- Xả dầu tồn đọng bên trong dàn ngưng.
- Bảo dưỡng bơm nước tuần hoàn, thay dầu mỡ
Bước 6: Bảo dưỡng dàn ngưng tụ không khí:
- Vệ sinh dàn trao đổi nhiệt : Một số dàn trao đổi nhiệt không khí có bộ lọc khí bằng nhựa hoặc sắt đặt phía trước. Trong trường hợp này có thể rút bộ lọc ra lau chùi vệ sinh bằng chổi hoặc sử dụng nước.
- Đối với dàn bình thường : Dùng chổi mềm quét sạch bụi bẫn bám trên các ống và cánh trao đổi nhiệt. Trong trường hợp bụi bẫn bám nhiều và sâu bên trong có thể dùng khí nén hoặc nước phun mạnh vào để rửa.
- Cân chỉnh cánh quạt và bảo dưỡng mô tơ quạt
- Sau đó, Tiến hành xả dầu trong dàn ngưng