Bảo dưỡng, sửa chữa và khắc phục sự cố hệ thống lạnh

Ngày 01/11/2022

 -  215 Lượt xem

Hệ thống lạnh thông thường được bảo dưỡng từ 72- 100 giờ kể từ lúc bắt đầu đi vào hoạt động. Khi bảo dưỡng như trong thời gian sớm như vậy để đảm bảo rằng hệ thống lạnh luôn trong tình trạng hoạt động tốt để tránh việc xảy ra lỗi. Việc thường xuyên bảo trì giúp ta luôn kiểm soát được tình trang của máy móc như nào để kịp thời sửa chữa.

1. Bảo dưỡng hệ thống lạnh

1.1. Bảo dưỡng máy nén

Việc bảo dưỡng máy nén là cực kỳ quan trọng đảm bảo cho hệ thống hoạt động được tốt, bền, hiệu suất làm việc cao nhất, đặc biệt đối với các máy có công suất lớn.

Máy lạnh dễ xảy ra sự cố ở trong 3 thời kỳ : Thời kỳ ban đầu khi mới chạy thử và thời kỳ đã xảy ra các hao mòn các chi tiết máy.

  1. Cứ sau 6.000 giờ thì phải đại tu máy một lần. Dù máy ít chạy thì 01 năm cũng phải đại tu 01 lần.
  2. Các máy dừng lâu ngày , trước khi chạy lại phải tiến hành kiểm tra.

Công tác đại tu và kiểm tra bao gồm:

-  Kiểm tra độ kín và tình trạng của các van xả van hút máy nén.

-  Kiểm tra bên trong máy nén, tình trạng dầu, các chi tiết máy có bị hoen rỉ, lau chùi các chi tiết. Trong các kỳ đại tu cần phải tháo các chi tiết, lau chùi và thay dầu mỡ.

- Kiểm tra dầu bên trong cacte qua cửa quan sát dầu. Nếu thấy có bột kim loại màu vàng, cặn bẩn thì phải kiểm tra nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân do bẩn trên đường hút, do mài mòn các chi tiết máy

- Kiểm mức độ mài mòn của các thiết bị như trục khuỷu, các đệm kín, vòng bạc, pittông, vòng găng, thanh truyền vv.. so với kích thước tiêu chuẩn. Mỗi chi tiết yêu cầu độ mòn tối đa khác nhau. Khi độ mòn vượt qúa mức cho phép thì phải thay thế cái mới.

- Thử tác động của các thiết bị điều khiển HP, OP, WP, LP và bộ phận cấp dầu

- Lau chùi vệ sinh bộ lọc hút máy nén.

Đối với các máy nén lạnh các bộ lọc bao gồm: Lọc hút máy nén, bbộ lọc dầu kiểu đĩa và bộ lọc tinh.

  • Đối với bộ lọc hút: Kiểm tra xem lưới có bị tắc, bị rách hay không. Sau đó sử dụng các hoá chất chuyên dụng để lau rửa lưới lọc.
  • Đối với bộ lọc tinh cần kiểm tra xem bộ lọc có xoay nhẹ nhàng không. Nếu cặn bẫn bám giữa các miếng gạt thì sử dụng miếng thép mỏng như dao lam để gạt cặn bẩn. Sau đó chùi   sạch bên trong. Sau khi chùi xong thổi hơi nén từ trong ra để làm sạch bộ lọc.
  1. Kiểm tra hệ thống nước giải nhiệt.
  2. Vệ sinh bên trong mô tơ: Trong quá trình làm việc không khí được hút vào giải nhiệt cuộn dây mô tơ và cuốn theo bụi khá nhiều, bụi đó lâu ngày tích tụ trở thành lớp cách nhiệt ảnh hưởng giải nhiệt cuộn dây.

- Bảo dưỡng định kỳ : Theo quy định cứ sau 72 đến 100 giờ làm việc đầu tiên phải tiến hành thay dầu máy nén. Trong 5 lần đầu tiên phải tiến hành thay dầu hoàn toàn, bằng cách mở nắp bên tháo sạch dầu, dùng giẻ sạch thấm hết dầu bên trong các te, vệ sinh sạch sẽ và châm dầu mới vào với số lượng đầy đủ.

- Kiểm tra dự phòng : Cứ sau 3 tháng phải mở và kiểm tra các chi tiết quan trọng của máy như: xilanh, piston, tay quay thanh truyền, clắppe, nắp bít vv...

- Phá cặn áo nước làm mát : Nếu trên áo nước làm mát bị đóng cáu cặn nhiều thì phải tiến hành xả bỏ cặn bằng cách dùng hổn hợp axit clohidric 25% ngâm 8 - 12 giờ sau đó rửa sạch bằng dung dịch NaOH  10 - 15% và rửa lại bằng nước sạch.

- Tiến hành cân chỉnh và căng lại dây đai của môtơ khi thấy lỏng.

- Công việc này tiến hành kiểm tra hàng tuần.

Sửa chữa cụm máy nén

Sửa chữa cụm máy nén

2. Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ

Tình trạng làm việc của thiết bị ngưng tụ ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc của hệ thống, độ an toàn, độ bền của các thiết bị.

Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ bao gồm các công việc chính sau đây:

  • Vệ sinh bề mặt trao đổi nhiệt.
  • Xả dầu tích tụ bên trong thiết bị.
  • Bảo dưỡng cân chỉnh bơm quạt giải nhiệt
  • Xả khí không ngưng ở thiết bị ngưng tụ.
  • Vệ sinh bể nước, xả cặn.
  • Kiểm tra thay thế các vòi phun nước, các tấm chắn nước (nếu có)
  • Sơn sửa bên ngoài
  • Sửa chữa thay thế thiết bị điện, các thiết bị an toàn và điều khiển liên quan.

2.1. Bảo dưỡng bình ngưng

Để vệ sinh bình ngưng có thể tiến hành vệ sinh bằng thủ công hoặc có thể sử dụng hoá chất để vệ sinh.Khi cáu cặn bám vào bên trong thành lớp dày, bám chặt thì nên sử dụng hoá chất phá cáu cặn. Rửa bằng dung dịch NaCO3 ấm, sau đó thổi khô bằng khí nén.

Trong trường hợp cáu cặn dễ vệ sinh thì có thể tiến hành bằng phương pháp vệ sinh cơ học. Khi tiến hành vệ sinh, phải tháo các nắp bình, dùng que thép có quấn vải để lau chùi bên trong đường ống. Cần  chú ý trong quá trình vệ sinh không được làm xây xước bên trong đường ống, các vết xước có thể làm cho đường ống hoen rỉ hoặc tích tụ bẫn dễ hơn. Đặc biệt khi sử dụng ống đồng thì phải càng cẩn thận.

  • Vệ sinh tháp giải nhiệt, thay nước mới.
  • Xả dầu : Nói chung dầu ít khi tích tụ trong bình ngưng mà chảy theo đường lỏng về bình chứa nên thực tế thường không có.
  • Định kỳ xả air và cặn bẫn ở các nắp bình về phía đường nước giải  nhiệt.

Xả khí không ngưng trong bình ngưng: Khi áp suất trong bình khác với áp suất ngưng tụ của môi chất ở cùng nhiệt độ thì chứng tỏ trong bình có lọt khí không ngưng. Để xả khi không ngưng ta cho nước tuần hoàn nhiều lần qua bình ngưng để ngưng tụ hết gas còn trong bình ngưng. Sau đó cô lập bình ngưng bằng cách đóng van hơi vào và lỏng ra khỏi bình ngưng. Nếu hệ thống có bình xả khí không ngưng thì nối thông bình ngưng với bình xả khí không ngưng, sau đó tiến hành làm mát và xả khí không ngưng. Nếu không có thiết bị xả khí không ngưng thì có thể xả trực tiếp.

  • Bảo dưỡng bơm giải nhiệt và quạt giải nhiệt của tháp giải nhiệt.

2.2. Bảo dưỡng dàn ngưng tụ bay hơi

  • Khi dàn ống trao đổi nhiệt của dàn ngưng bị bám bẩn có thể lau chùi bằng giẻ hoặc dùng hoá chất như trường hợp bình ngưng. Công việc này cần tiến hành thường xuyên. Bề mặt các ống trao đổi nhiệt thường xuyên tiếp xúc với nước và không khí nên tốc độ ăn mòn khá nhanh. Vì vậy thường các ống được nhúng kẽm nóng, khi vệ sinh cần cẩn thận, không được gây trầy xước, gây ăn mòn cục bộ.
  • Quá trình làm việc của dàn ngưng đã làm bay hơi một lượng nước lớn, cặn bẫn được tích tụ lại ở bể. Sau một thời gian ngắn nước trong bể rất bẫn. Nếu tiếp tục sử dụng các đầu phun sẽ bị tắc hoặc cặn bẫn bám trên bề mặt dàn trao đổi nhiệt làm giảm hiệu qủa của chúng. Vì vậy phải thường xuyên xả cặn bẫn trong bể, công việc này được tiến hành tuỳ thuộc chất lượng nguồn nước.
  • Vệ sinh và thay thế vòi phun : Kích thước các lổ phun rất nhỏ nên rất dễ bị tắc bẫn, đặc biệt khi chất lượng nguồn nước kém. Khi một số mũi phun bị tắc, một số vùng của dàn ngưng không được giải nhiệt làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt rõ rệt. Vì vậy phải thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và thay thế các vòi phun hư hỏng
  • Định kỳ cân chỉnh cánh quạt dàn ngưng đảm bảo cân bằng động tốt nhất.
  • Bảo dưỡng các bơm, môtơ quạt, thay dầu mỡ.
  • Kiểm tra thay thế tấm chắn nước, nếu không quạt bị ẩm chóng hỏng.

2.3. Bảo dưỡng dàn ngưng tụ không khí

  • Vệ sinh dàn trao đổi nhiệt : Một số dàn trao đổi nhiệt không khí có bộ lọc khí bằng nhựa hoặc sắt đặt phía trước. Trong trường hợp này có thể rút bộ lọc ra lau chùi vệ sinh bằng chổi hoặc sử dụng nước.

Đối với dàn bình thường : Dùng chổi mềm quét sạch bụi bẫn bám trên các ống và cánh trao đổi nhiệt. Trong trường hợp bụi bẫn bám nhiều và sâu bên trong có thể dùng khí nén hoặc nước phun mạnh vào để rửa.

  • Cân chỉnh cánh quạt và bảo dưỡng mô tơ quạt
  • Tiến hành xả dầu trong dàn ngưng

Hệ thống trung tâm điều khiển kho lạnh

3. Bảo dưỡng thiết bị bay hơi

3.1. Bảo dưỡng dàn bay hơi không khí

- Xả băng dàn lạnh : Khi băng bám trên dàn lạnh nhiều sẽ làm tăng nhiệt trở của dàn lạnh, dòng không khí đi qua dàn bị tắc, giảm lưu lượng gió, trong một số trường hợp làm tắc các cánh quạt, mô tơ quạt không thể quay làm cháy mô tơ. Vì vậy phải thường xuyên xả băng dàn lạnh.

- Trong 01 ngày tối thiểu xả 02 lần. Trong nhiều hệ thống có thể quan sát dòng điện quạt dàn lạnh để tiến hành xả băng. Nói chung khi băng bám nhiều, dòng không khí bị thu hẹp dòng làm tăng trở lực kéo theo dòng điện của quạt tăng. Theo dỏi dòng điện quạt dàn lạnh có thể biết chừng nào xả băng là hợp lý nhất.

Quá trình xả băng chia ra làm 3 giai đoạn :

+ Giai đoạn 1 : Hút hết gas trong dàn lạnh

+ Giai đoạn 2 : Xả băng dàn lạnh

+ Giai đoạn 3 : Làm khô dàn lạnh

  • Bảo dưỡng quạt dàn lạnh.
  • Vệ sinh dàn trao đổi nhiệt, cmuốn vậy cần ngừng hệ thống hoàn toàn, để khô dàn lạnh và dùng chổi quét sạch. Nếu không được cần phải rửa bằng nước, hệ thống có xả nước ngưng bằng nuớc có thể dùng để vệ sinh dàn.
  • Xả dầu dàn lạnh về bình thu hồi dầu hoặc xả trực tiếp ra ngoài.
  • Vệ sinh máng thoát nước dàn lạnh.
  • Kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị đo lường, điều khiển.

3.2. Bảo dưỡng bình bay hơi

Bình bay hơi ít xả ra hỏng hóc, ngoại trừ tình trạng tích tụ dầu bên trong bình. Vì vậy đối với bình   bay hơi cần lưu ý thường xuyên xả dầu tồn động bên trong bình. Trường hợp sử dụng làm lạnh nước, có thể xảy ra tình trạng bám bẩn bên trong theo hướng đường nước, do đó cũng cần phải vệ sinh, xả cặn trong trường hợp đó.

4. Bảo dưỡng tháp giải nhiệt

Nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong hệ thống lạnh là làm nguội nước giải nhiệt từ bình ngưng. Vệ sinh bảo dưỡng tháp giải nhiệt nhằm nâng cao hiệu quả giải nhiệt bình ngưng.

Quá trình bảo dưỡng bao gồm các công việc chủ yếu sau:

  • Kiểm tra hoạt động của cánh quạt, môtơ, bơm, dây đai, trục ria phân phối nước.
  • Định kỳ vệ sinh lưới nhựa tản nước
  • Xả cặn bẫn ở đáy tháp, vệ sinh, thay nước mới.
  • Kiểm tra dòng hoạt động của môtơ bơm, quạt, tình trạng làm việc của van phao. Bảo dưỡng bơm quạt giải nhiệt.

4.1. Bảo dưỡng bơm

Bơm trong hệ thống lạnh gồm :

  • Bơm nước giải nhiệt, bơm nước xả băng và bơm nước lạnh.
  • Bơm glycol và các chất tải lạnh khác.
  • Bơm môi chất lạnh.

Tất cả các bơm này dù sử dụng bơm các tác nhân khác nhau nhưng về nguyên lý và cấu tạo lại hoàn toàn tương tự. Vì vậy quy trình bảo dưỡng của chúng cũng tương tự nhau, cụ thể là:

  • Kiểm tra tình trạng làm việc, bạc trục, đệm kín nước, xả air cho bơm, kiểm tra khớp nối truyền động. Bôi trơn bạc trục .
  • Kiểm tra áp suất trước sau bơm đảm bảo bộ lọc không bị tắc.
  • Hoán đổi chức năng của các bơm dự phòng.
  • Kiểm tra hiệu chỉnh hoặc thay thế dây đai (nếu có)
  • Kiểm tra dòng điện và so sánh với bình thường.

4.2. Bảo dưỡng quạt

  • Kiểm tra độ ồn , rung động bất thường
  • Kiểm tra độ căng dây đai, hiệu chỉnh và thay thế.
  • Kiểm tra bạc trục, vô dầu mỡ.
  • Vệ sinh cánh quạt, trong trường hợp cánh quạt chạy không êm cần tiến hành sửa chữa để cân bằng động tốt nhất.

Hệ thống quạt kho lạnh

Bảo dưỡng bảo trì hệ thống quạt kho lạnh

5. Các sự cố thường gặp, nguyên  nhân và triệu chứng

Trong quá trình vận hành và sử dụng hệ thống lạnh, chúng ta bắt gặp rất nhiều sự cố có thể xảy ra. Phân tích các triệu chứng và năm bắt được nguyên nhân chúng ta sẽ có biện pháp hợp lý nhất để sửa chữa.

5.1. Mô tơ máy nén không quay

Bảng 1-1: Các nguyên nhân và triệu chứng mô tơ không quay

stt

Nguyên nhân

Triệu chứng

1

Mô tơ có sự cố : Cháy, tiếp xúc không tốt , khởi động từ cháy vv..

Không có tín hiệu gì

2

Dây đai quá căng

Mô tơ kêu ù ù nhưng không chạy được

3

Tải quá lớn (áp suất phía cao áp và hạ áp cao, dòng lớn)

-nt -

4

Điện thế thấp

Có tiếng kêu

5

Cơ cấu cơ khí bên trong bị hỏng

Có tiếng kêu và rung bất thường

6

Nối dây vào mô tơ sai

 

7

Đứt cầu chì, công tắc tơ hỏng,

đứt dây điện

Không có phản ứng gì khi ấn nút công tắc điện từ.

8

Các công tắc HP, OP và OCR

đang trong tình trạng hoạt động

 

9

Nối dây vào bộ điều khiển sai

hoặc tiếp điểm không tốt.

Điện qua khi ấn nút, nhưng

nhả ra thì bị ngắt

10

Các công tắc OP tác động : Do hết dầu, áp suất dầu thấp, dịch vào carte nên áp suất dầu không lên

Mô tơ chạy và sau đó dừng  ngay

11

Công tắc HP tác động

  • nt -

12

Công tắc LP tác động :

  • nt -

13

Dòng khởi động quá lớn

  • nt -

5.2. Áp suất đẩy quá cao

Sự cố áp suất cao là sự cố thường gặp nhất trên thực tế . Có rất nhiều nguyên nhân gây nên áp suất cao.

Bảng 1-2: Các nguyên nhân và triệu chứng áp suất đẩy cao

Stt

Nguyên Nhân

Triệu chứng

1

Thiếu nước giải nhiệt : Do bơm nhỏ, do tắc lọc, do ống nước nhỏ, bơm hỏng, đường ống bẫn, tắc vòi phun, nước trong bể vơi.

  • Nước nóng
  • Dòng điện bơm giải nhiệt cao.
  • Thiết bị ngưng tụ nóng bất thường

2

Quạt tháp giải nhiệt không làm  việc

  • Nước trong tháp nóng
  • Dòng điện quạt chỉ 0

3

Bề mặt trao đổi nhiệt bị bẫn, bị bám dầu

  • Nước ra không nóng
  • Thiết bị ngưng tụ nóng bất thường

4

Bình chứa nhỏ, gas ngập một phần thiết bị ngưng tụ

  • Gas ngập kính xem gas ở

bình chứa

  • Phần dưới thiết bị ngưng tụ lạnh, trên nóng

5

Lọt khí không ngưng

  • Kim đồng hồ rung mạnh
  • áp suất ngưng tụ cao bất thường

6

Do nhiệt độ nước, không khí giải nhiệt quá cao.

  • Nhiệt độ nước(không khí ) và ra cao
  • Thiết bị ngưng tụ nóng bất thường

7

Diện tích thiết bị ngưng tụ không đủ.

Thiết bị ngưng tụ nóng

8

Nạp quá nhiều gas

Phần dưới thiết bị ngưng tụ

lạnh, trên nóng.

9

Nước giải nhiệt phân bố không

đều

Nhiệt độ trong thiết bị ngưng tụ không đều

5.3. Áp suất đẩy quá thấp

Nếu áp suất ngưng tụ thấp do quá trình giải nhiệt tốt thì rất tốt. Nhưng nếu do các nguyên nhân khác thì sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống.

Bảng 1-3: Các nguyên nhân và triệu chứng áp suất đẩy thấp

Stt

Nguyên Nhân

Triệu chứng

1

ống dịch hay ống hút bị nghẽn

ống dịch có sương bám, ống hông

2

Nén ẩm do mở van tiết lưu to

Sương bám ở carte, nắp máy lạnh

3

Thiếu hoặc mất môi chất lạnh

áp suất hút thấp, van tiết lưu phát tiếng kêu ‘xù xù”

4

Ga xì ở van hút, van đẩy, vòng găng của pittông van by-pass

áp suất hút cao

5

Máy đang hoạt động giảm tải

áp suất hút cao

5.4. Áp suất hút cao

Áp suất hút cao có thể làm cho máy bị quá tải hoặc đơn giản là không thể hạ nhiệt độ của buồng lạnh xuống thấp.

Bảng 1-4: Các nguyên nhân và triệu chứng áp suất hút cao

Stt

Nguyên Nhân

Triệu Chứng

1

Van tiết lưu mở quá to, chọn van có công suất lớn quá

Sương bám ở carte do nén ẩm

2

Phụ tải nhiệt lớn

Dòng điện lớn

3

Ga xì ở van hút, van đẩy, vòng găng của pittông van by-pass

áp suất đẩy nhỏ, phòng lạnh  không lạnh

4

Đang ở chế độ giảm tải

áp suất đẩy nhỏ, phòng lạnh không lạnh

5.5. Áp suất hút thấp

Khi áp suất hút thấp hệ thống hoạt động hiệu quả rất thấp, nhiệt độ phòng lạnh không đảm bảo vì vậy nên tránh hoạt động ở các chế độ này .

Bảng 1-5: Các nguyên nhân và triệu chứng áp suất hút thấp

Stt

Nguyên nhân

Triệu Chứng

1

Thiếu môi chất lạnh, van tiết lưu nhỏ hoặc mở quá nhỏ.

Nhiệt độ buồng lạnh cao hơn nhiều so với nhiệt độ hút.

2

Dầu đọng trong dàn lạnh, tuyết bám quá dày, buồng lạnh nhiệt độ

thấp

Ngập dịch, sương bám ở các te

3

Đường kính ống trao đổi nhiệt dàn lạnh, ống hút nhỏ so với chiều dài nên ma sát lớn, bộ lọc hút máy

nén bẩn, tắc

 

5.6. Có tiếng lạ phát ra từ máy nén

Bảng 1-6: Các nguyên nhân và triệu chứng khi có tiếng phát lạ từ máy nén

Stt

Nguyên nhân

Triệu chứng

1

Có vật rơi vào giữa xi lanh và piston. Van xả hút, hỏng

Âm thanh phát ra liên tục

2

Vòng lót bộ đệm kín hỏng, bơm dầu hỏng

Bộ đệm kín bị quá nhiệt

3

Ngập dịch

Sương bám ở carte

4

Ngập dầu

Âm thanh xả lớn ở nắp máy

5.7. Dầu tiêu thụ quá nhiều

Bảng 1-7: Các nguyên nhân và triệu chứng áp dầu tiêu thụ nhiều

Stt

Nguyên nhân

Triệu chứng

1

Ngập dịch, dầu sôi lên nên hút đi nhiều

Sương bám ở carte

2

Dầu cháy do nhiệt độ cao

Máy, đầu đẩy và thiết bị ngưng tụ nóng

3

Hệ thống tách dầu và thu hồi dầu kém

 

5.8. Nhiệt độ buồng lạnh không đạt

Bảng 1-8: Các nguyên nhân và triệu chứng nhiệt độ buồng lạnh không đạt

Stt

Nguyên nhân

Triệu chứng

1

Công suất lạnh thiếu: máy nén, dàn ngưng, bay hơi nhỏ

áp suất thấp áp không xuống

2

Cách nhiệt buồng lạnh không tốt

- nt -

3

Ga xì

- nt -

4

Giải nhiệt cao áp kém

- nt -

5

Phụ tải quá lớn

- nt -

6

Vận hành phía dàn lạnh không tốt :

  • Thiếu gas , độ quá nhiệt lớn
  • Dàn lạnh nhỏ
  • Tuyết dàn lạnh nhiều, dầu đọng ở

dàn lạnh, ống hút nhỏ

  • áp suất hút thấp
  • ống hút không đọng sương
  • Dễ xảy ra ngập dịch

7

Vận hành dàn ngưng không tốt : Thiếu nước, dàn ngưng nhỏ, dàn bị bám bẫn, châm nhiều môi chất, đường xả nghẽn, bám dầu dàn ngưng..

áp suất ngưng tụ cao

8

Các cơ cấu cơ khí bên trong  hỏng

Có tiếng kêu bất thường, nhiệt

độ máy cao, tiêu thụ dầu lớn.

5.9. Các trục trặc thường gặp ở máy nén

Bảng 1-9: Các trục trặc của máy nén lạnh và nguyên nhân

Stt

Nguyên nhân

Triệu chứng

1

Máy nén vì trục trặc về  điện

Mô tơ trục trặc, đứt dây, cháy máy, không cách điện, hết dầu. Các thiết bị điều khiển hay an toàn hỏng, điều chỉnh sai.

2

Các sự cố về các cơ cấu cơ khí

Cơ cấu chuyển động hỏng, gãy, lắp sai, dùng vật tư kém, van hở, dầu bôi trơn kém máy không chạy được, bị các bon hoá do dùng lẫn lộn các loại dầu khác nhau.

3

Khâu chuyển động trục trặc

Dây curoa đứt, giãn nhiều, Puli mất cân bằng, Rảnh hoặc góc của puli không đúng, Trục mô tơ và máy nén không song song

4

Máy làm việc quá nóng

Áp suất cao áp cao, thiếu nước giải nhiệt, áo nước bị nghẽn, đường ống giải nhiệt máy nhỏ, bị nghẽn, cháy bộ phận chuyển động , thiếu dầu bôi trơn.

5

Âm thanh kêu to quá

Tỉ số nén cao, các vòng lót bị mòn hay lỏng, áp suất dầu nhỏ hay thiếu dầu bôi trơn, ngập dịch, hỏng bên

trong cơ cấu chuyển động.

6

Chấn động máy nén lớn

Bu lông bắt máy nén lỏng, Puli , mô tơ mất cân bằng, trục không song song, dây đai lỏng, cộng hưởng với kết cấu xây dựng.

7

Dầu tiêu hao nhiều

Hoà trộn với dịch khi ngập dịch, Vòng găng bị mài mòn, píttông và sơ mi bị xước

8

Dầu bôi trơn bị bẫn

Nước vào carte, do mài mòn và do cặn  bẩn trên hệ thống, do dầu bị ôxi hoá, do nhiệt độ cao dầu cháy.

9

Dầu rỉ ra bộ đệm kín

Lắp không đúng, mài mòn

10

áo nước vỡ do đông đá

Ở vùng lạnh, khi máy dừng nước trong áo dóng băng gây nứt vỡ áo nước.

6. DỊCH VỤ BẢO TRÌ & SỬA CHỮA KHO LẠNH

Với đội ngũ kỹ thuật lâu năm có tay nghề cao trong nghành kỹ thuật lạnh công ty Rame tin tưởng rằng sẽ đem đến cho quý khách hàng dịch vụ bảo trì & sửa chữa chất lượng cao và phù hợp, Hiện tại chúng tôi đang cung cấp các gói bảo trì, bảo dưỡng hệ thống lạnh định kỳ 2 hoặc 3 tháng/ lần tùy vào nhu cầu và hệ thống lạnh của quý khách hàng để có sự lựa chọn phù hợp và tiết kiệm nhất. Ngoài ra chúng tôi cũng có cung cấp các dịch vụ sửa chữa đột xuất 24/7 và thay thế các phụ tùng chính hãng,…

Cần biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Công ty TNHH Rame

VPSG: 26/1 Tỉnh lộ 04, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP. HCM

VPHN: T18, Chung cư Phú Thịnh Green Park, Phường Hà Cầu, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội

Email: rameco.info@gmail.com

HP/zalo: 0933 855 550 / 096 888 7311

 

Liên hệ
 VP HCM:26/1 Tỉnh lộ 04, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP. HCM
 VP HN: Tầng 18 chung cư Phú Thịnh Green Park, Phường Hà Cầu, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
  0933 855 550

  0968 887 311 

  rameco.info@gmail.com

 
 
Gọi 0968 887 311